Phần I. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM
Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều nổ lực trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích nói chung, phòng chống đuối nước ở trẻ em nói riêng và đã đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình tai nạn, thương tích xảy ra ở trẻ em vẫn còn khá cao, các tai nạn mà trẻ em thường hay mắc là: đuối nước, té ngã, bỏng, tai nạn giao thông, ngộ độc, điện giật, bạo hành…Đặc biệt số trẻ em tử vong do đuối nước trong tỉnh vẫn còn ở mức cao và chưa có chiều hướng giảm nhiều. Số liệu trẻ em bị đuối nước xảy ra trên địa bàn tỉnh qua các năm như:
- Năm 2014: 56 em
- Năm 2015: 46 em 138 em, có trên 70% trẻ dưới 6 tuổi
- Năm 2016: 36 em
- Đến 7/2017: 21 em (57% trẻ dưới 6 tuổi, giảm 6 em so với năm 2016)
Các huyện xảy ra nhiều vụ đuối nước: huyện Cao Lãnh, Lai Vung, Châu Thành, Lấp Vò, TP. Sa Đéc...
có thể xảy ra
ở bất kỳ
trẻ em nào
từ 1 tuổi
đến 16 tuổi
|
có thể xảy ra
ở bất cứ nơi đâu như:
sông, rạch, kênh,
mương, các hố cát
của công trình đang
xây dựng, trong nhà
tắm, các lu, khạp
chứa nước và một
số vật dụng chứa
nước tương tự
không có nắp đậy ở
xung quanh nhà
|
xảy ra ở
những
trẻ biết bơi
và
không
biết bơi
|
- Đặc biệt, trong những năm gần đây, trẻ chết đuối không chỉ xảy ra trong mùa nước mà còn xảy ra ở tất cả các tháng trong năm. Nhưng nhiều nhất là các tháng 3, 4, 6, 8, 9.
1. Một số nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến đuối nước trẻ em trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh:
- Người nhà để trẻ lớn tuổi trông giữ trẻ nhỏ tuổi.
- Học sinh sau giờ học rủ nhau ra các kênh, rạch, sông, các bãi cồn, hay bến đò, bến tàu tắm, đùa nghịch dẫn đến đuối nước (trong 7 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 2 vụ làm 04 trẻ chết đuối do rủ nhau tắm sông sau giờ học tại huyện Thanh Bình và huyện Hồng Ngự).
- Trẻ đi theo ông, bà, cha, mẹ xuống sông, rạch, đi ra đồng, ruộng nhưng người lớn không hay trẻ đi theo.
- Để trẻ ngủ trưa một mình, khi trẻ thức dậy không thấy người thân bên cạnh nên đi tìm và té các mương, rạch, sông gần nhà bị đuối nước.
- Người lớn cho trẻ lên ghe, xuồng, đi trên các phương tiện đường thủy mà không mặc áo phao và trông giữ trẻ cẩn thận để trẻ rơi xuống sông bị đuối nước.
- Trẻ và người lớn đi tắm sông chung nhưng người lớn không trông giữ trẻ cẩn thận, lơ là, chủ quan để trẻ đuối nước.
- Trẻ đùa giỡn ở các công trình đang xây dựng không có người lớn trông chừng (trẻ té vào hố cát, bị sụp/lún chết).
- Để trẻ một mình đi ra đồng bắt cá, chăn vịt không ai đi cùng.
- Để trẻ chơi một mình ở gần ao, hầm, sông, kênh, rạch, các lồng, bè nuôi cá mà không có người trông giữ trực tiếp.
- Để trẻ một mình qua nhà hàng xóm chơi không ai trông giữ.
- Các lu, hũ, khạp, thau lớn chứa nước trong nhà không có nắp đậy, trẻ nhỏ nghịch nước té vào bị ngộp nước, chết.
- Cha, mẹ gửi con cho ông bà lớn tuổi trông giữ bất cẩn để trẻ đuối nước.
- Gia đình cho trẻ tắm gần ống cống, ống bọng, những nơi đang bơm nước, nước chảy mạnh cuốn trẻ bị đuối nước.
- Cho trẻ đi tắm sông có mặc áo phao nhưng không cài cẩn thận, áo phao tuột khỏi người trẻ, trẻ đuối nước.
- Gia đình cho trẻ đi thả diều, đá banh, tập chạy xe…gần bờ sông mà không có người lớn trông chừng, trẻ té sông chết đuối.
- Trẻ được ông, bà nội, ngoại, mẹ trông giữ nhưng vừa giữ vừa dọn dẹp nhà, nấu cơm, rửa chén, nhậu, nghe điện thoại, đi vệ sinh…… lơ là không trông giữ cẩn thận để trẻ đuối nước.
2. Những việc làm đơn giản sau có thể giúp trẻ tránh được các nguy cơ đuối nước:
2.1. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi
- Phải luôn trông chừng, giám sát trẻ:
+ Người trông trẻ luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 5m và đảm bảo mình luôn nhìn, nghe thấy trẻ.
+ Khi trông trẻ ở gần những nơi có nguy cơ đuối nước như trẻ đang trong nhà tắm, cạnh lu chứa nước, cạnh các hố sâu, cạnh ao, hầm, sông, rạch....người trông trẻ không được đọc báo, chơi bài, nói chuyện, điện thoại hay làm bất cứ việc gì có thể làm mình mất tập trung trong việc giữ trẻ và phải ở cạnh trẻ (có thể nắm, bắt được trẻ kịp thời khi có sự cố xảy ra).
+ Không nên để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ bé hơn ở trong nhà hoặc ở những nơi có ao, hầm, sông, rạch....
+ Gửi trẻ ở những điểm giữ trẻ cộng đồng, nhà trẻ hoặc các trường Mần non trên địa bàn mình sinh sống để đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Không để trẻ một mình đi đến những nơi có chứa nước: sàn nước, nhà tắm, các lu hũ, khạp,…
+ Không nên để trẻ ở nhà một mình với ông, bà hay người lớn tuổi già yếu.
2.2. Đối với trẻ em từ 6 - 15 tuổi:
- Luôn giám sát thời gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ
- Dạy trẻ không được phép tắm sông, rạch, các bến đò tàu...hay đi bơi khi không có người lớn đi kèm.
- Không cho trẻ em chơi ở những nơi gần sông, hồ...khi không có người lớn trông chừng.
- Dạy trẻ kỹ năng bơi, biết ứng phó khi rơi vào tình huống nguy hiểm, bơi ở những nơi an toàn: nước cạn đến ngực, đáy bằng phẳng, nước sạch, không chảy xiết và mặc áo phao. Người dạy trẻ cần biết bơi và cứu đuối tốt. Trẻ chỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được 25m liên tục và tự làm nổi ít nhất 5 phút.
- Luôn ở cạnh trẻ và theo dõi sát khi trẻ tắm hoặc chơi ở những nơi có nước.
- Không để trẻ làm việc trong môi trường nước một mình như: bắt ốc, cá, chăn vịt....
3. Phòng, tránh đuối nước trẻ em gia đình cần:
- Làm hàng rào xung quanh các ao, hầm, các hố nước, rãnh nước,...quanh nhà.
- Làm cổng chắc chắn đảm bảo trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng nếu nhà gần ao, hầm, sông, rạch....
- Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng. Luôn đậy nắp giếng, bể, lu, hũ, thau có đáy sâu và rộng...bằng các nắp đậy an toàn (đủ độ cứng, trẻ dẫm lên không lọt).
- Không để trẻ một mình trong nhà tắm hay đùa nghịch nước trong các xô, chậu, thau.
- Đối với mùa lũ không cho trẻ ra đồng cùng với người lớn. Gửi trẻ ở các điểm giữ trẻ an toàn, đưa đón trẻ đi học an toàn.
- Cho trẻ mặc áo phao khi đi trên ghe, xuồng, đi bơi....
- Cần biết các kỹ năng cơ bản về cứu đuối.
4. Dạy trẻ các nguyên tắc an toàn khi bơi:
+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy mà không có người lớn đi kèm.
+ Không bơi khi trời đã tối, có mưa và sấm chớp.
+ Phải khởi động trước khi xuống nước.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
+ Không dùng các phao bơm hơi (đề phòng xì hơi đột ngột khi bơi).
+ Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về, người có nhiều mồ hôi.
5. Dạy trẻ các nguyên tắc an toàn khi đi đò, xuồng trên sông:
+ Khi đi trên đò, xuồng...cần phải mặc áo phao.
+ Chỉ lên tàu, xuồng, đò...khi có đủ chỗ cho mình ngồi.
+ Không chen lấn xô đẩy khi lên, xuống tàu, xuồng.
+ Ngồi tại chổ của mình trật tự, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo những quy định an toàn trên đò. Không thò tay, chân, đầu ra ngoài cửa sổ, không nghịch các thiết bị trên đò.
6. Dạy trẻ cách xử lý khi mình bị đuối nước như:
- Lập tức kêu cứu thật to.
- Bình tĩnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người.
- Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.
7. Dạy trẻ cách xử lý khi thấy bạn mình bị đuối nước
- Khi phát hiện thấy người khác bị rơi ngã xuống nước, cần la to, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.
THỰC HIỆN MÔ HÌNH NGÔI NHÀ AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM
Có 15 tiêu chí bắt buộc gia đình phải thực hiện đạt, mới được công nhận Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
Thực hiện Quyết định 548/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Quyết định này quy định 33 tiêu chí về ngôi nhà an toàn. Theo đó, ngôi nhà an toàn là ngôi nhà đảm bảo không có trẻ em bị tai nạn, thương tích tại nhà và đạt 23/33 tiêu chí theo quy định thì được gọi là Ngôi nhà an toàn, trong đó có 15 tiêu chí bắt buộc, cụ thể như sau:
1. Xung quanh ao, hố chứa nước, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em.
2. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn.
3. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ an toàn.
4. Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui qua được.
5. Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để tránh sự tò mò của trẻ dễ tiếp xúc được với bếp lửa, bình ga.
6. Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngoài.
7. Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn.
8. Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà.
9. Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì và ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi.
10. Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Bậc cầu thang có chiều cao, bề mặt rộng phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em.
11. Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can cầu thang đảm bảo trẻ em dưới 06 tuổi không chui lọt và không bố trí các thanh ngang để trẻ em không thể trèo qua lan can.
12. Bình thủy phải có hộp đựng hoặc dây đai giữ và để ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi.
13. Các loại thuốc được để trong tủ đựng thuốc và để ở vị trí ngoài tầm với của trẻ em dưới 06 tuổi.
14. Dao, kéo và các vật sắc nhọn dùng để cắt để ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi.
15. Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các vật nhỏ dễ nuốt.
Phần II. PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
1. Thực trạng và đặc điểm chung của trẻ em
Theo pháp luật Việt Nam trẻ em là những người dưới 16 tuổi (theo Công ước quốc tế Quyền trẻ em là người dưới 18 tuổi). Trẻ em có đặc điểm là còn nhỏ bé, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, ngây thơ, chưa chín chắn, chưa có kinh nghiệm sống, luôn luôn tò mò, hiếu động, hay bắt chước nhưng rất dễ bị tổn thương.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại về thể chất, tinh thần và tình dục. Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục trong toàn tỉnh Đồng Tháp được sự hỗ trợ, can thiệp của ngành Lao động – TB&XH qua các năm như:
Năm 2013: 42 em
Năm 2014: 50 em
Năm 2015: 46 em
Năm 2016: 18 em
6 tháng đầu năm 2017: 11 em.
Với sự phát triển nhanh chóng của Internet hiện nay, là dấu hiệu đáng mừng trước sự phát triển của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại. Trẻ em có điều kiện tiếp xúc của với môi trường mạng Internet thông qua điện thoại di động, máy vi tính ngày càng nhiều. Song song với các trò chơi trên mạng, thì việc truy cập vào các trang có nội dung không lành mạnh để xem các hình ảnh khiêu dâm, xem phim sex cũng trở nên phổ biến. Trên thực tế, nhiều em quá thành thạo với Internet, ngoài giờ học các em tiếp tục lướt web với sự tò mò, thơ ngây của mình không ai dự đoán được những ảnh hưởng hay tác động khi trẻ em lướt web mà không có sự hướng dẫn của cha mẹ hay thầy cô giáo. Những năm gần đây, các vụ xâm hại trẻ em thông qua mạng internet ngày càng gia tăng.
- Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
- Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, rất cần được chăm sóc và bảo vệ. Dù ở bất cứ trong môi trường nào, ở đâu, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với trẻ em, đặc biệt là bảo vệ an toàn cho các em khỏi bị xâm hại. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta biết cách thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng xâm hại trẻ em.
2. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em:
è Xâm hại tình dục trẻ em thường xảy ra bất ngờ, khi cha mẹ và người thân trong gia đình không thể luôn luôn ở bên cạnh để bảo vệ các em. Trẻ em thiếu sự chăm sóc chu đáo của người thân trong gia đình càng dễ bị xâm hại tình dục.
Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể:
nhưng thường là người quen biết với trẻ, có khi là người trong gia đình, bạn bè thân thiết hoặc là người mà các em tin cậy
|
|
là bất cứ ai;
thuộc mọi giới tính ;
mọi lứa tuổi ;
mọi nghề nghiệp ;
mọi tôn giáo
2.1- Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em bao gồm:
a) Xâm hại tình dục không tiếp xúc thân thể:
- Phô bày thân thể cho trẻ thấy ;
- Cho trẻ xem phim, ảnh khiêu dâm ;
- Cho trẻ thấy các hành vi của quá trình quan hệ tình dục ;
- Nhìn trộm khi trẻ tắm/ thay đồ ;
- Đưa ra những nhận xét dâm dục về cơ thể của trẻ;
b) Xâm hại tình dục có tiếp xúc thân thể:
- Ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn
- Sờ mó những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ (cơ quan sinh dục bên ngoài, hậu môn, sờ mó vào ngực của các bé gái) hoặc sờ mó vào những bộ phận trên cơ thể đứa trẻ mà có tác động kích thích tới bộ phận tình dục;
- Tìm cách xâm nhập vào vùng kín hoặc hậu môn của trẻ bằng những dụng cụ không vì mục đích chữa bệnh;
- Quan hệ tình dục với trẻ;
- Dụ dỗ trẻ vào con đường mại dâm, bóc lột tình dục;
- Quay phim, chụp ảnh khiêu dâm với trẻ.
2.2- Hậu quả khi trẻ em bị xâm hại tình dục:
Ø Về thể chất : Trẻ mệt mỏi, trên thân thể có các vết xây xát hoặc bầm tím. Có vết máu hoặc chất nhầy, đau sưng, ngứa ở bộ phận sinh dục. Đi lại và ngồi khó khăn;
Một số trẻ có thể mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.
Ø Về tinh thần : Trẻ bị hoảng loạn, sợ hãi. Mặc cảm, xấu hổ thu mình lại, không muốn giao tiếp, cảm giác tuyệt vọng, bị khinh rẽ, tội lỗi. Mất niềm tin vào người lớn và mọi người chung quanh.
Học hành sa sút, tiếp thu chậm, dễ bỏ học, suy sụp tinh thần, sống buông thả, dễ bỏ nhà ra đi.
Ø Về xã hội : Một số trẻ có xu hướng muốn trả thù đời. Dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Xâm hại trẻ em làm tình hình an ninh xã hội thêm phức tạp.
3. Các biện pháp phòng tránh
3.1- Bản thân trẻ em
- Tuyệt đối không đi chơi hoặc hẹn hò bạn bè ở những nơi vắng vẽ, tối tăm.
- Không gần gủi quá mức với người khác, giữ khoảng cách vừa phải để người đối diện không thể đụng chạm hoặc thân mật quá mức với mình.
- Cảnh giác khi có ai đó thường xuyên lai vãng nơi các em vui chơi, hoặc cố ý tạo điều kiện để gặp các em mà không có sự giám sát của người khác, các em không xem tranh ảnh, phim, sách báo khiêu dâm.
- Chú ý cảnh giác với các mối quan hệ bạn bè, quen biết qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo… dễ bị người xấu lợi dụng, dụ dỗ.
- Phản đối một cách cương quyết và bỏ chạy khi có người nói chuyện không nghiêm túc hoặc có hành vi đụng chạm, xâm hại tình dục. La to, kêu cứu để có người lớn đến giúp đỡ kịp thời.
- Đừng giữ kín chuyện xảy ra, hãy kể lại với những người lớn mà các em tin cậy.
3.2- Gia đình
- Không nên cho trẻ sử dụng điện thoại sớm và sử dụng các loại điện thoại thông minh (có khả năng truy cập internet).
- Quan tâm chăm sóc những sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ bạn bè của con cái. Không để các em còn nhỏ tuổi chưa biết tự bảo vệ ở nhà một mình hoặc tiếp xúc với người có biểu hiện xấu, hay uống rượu, xem phim đồi trụy. Những người có bệnh lý hay những trẻ em trong độ tuổi phát dục, kể cả là người quen.
- Không để các em đi ở những nơi vắng vẽ, không cho trẻ mặc quần áo hở hang hoặc ngủ ở những nơi không kín đáo, dễ gây sự tò mò, kích thích tình dục của đối tượng.
- Dạy các em từ 4 tuổi trở lên biết cách thổ lộ mọi chuyện, nhất là khi người khác có hiện tượng sờ mó, vuốt ve đụng chạm vào cơ thể (không vì mục đích chữa bệnh) ; dạy cho các em biết cách đề phòng khi có người dụ dỗ, lừa gạt đòi bế ẩm hoặc cho các em bánh, quà và đưa các em vào nơi vắng vẽ.
- Giải thích cho các em (kể cả trai và gái) hiểu biết về giới tính một cách nghiêm túc, rõ ràng và biết những hậu quả khi trẻ em bị xâm hại; dạy cho trẻ cách thức phòng ngừa các hành vi xâm hại trẻ em phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
- Tìm hiểu, hướng dẫn, cung cấp, khuyến khích trẻ em xem và đọc các sách báo, xem phim ảnh lành mạnh và các qui định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.
à Những việc cần làm khi trẻ bị xâm hại tình dục
- Tố cáo ngay kẻ xâm hại trẻ em với các cơ quan pháp luật. Nếu trẻ bị tổn thương cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ; sớm nhất có thể dùng các biện pháp phòng ngừa mang thai, lây truyền các bệnh qua đường tình dục.
- Cần tin tưởng, lắng nghe trẻ một cách tích cực. Khuyến khích trẻ giải bày tâm sự và dành thêm nhiều thời gian để nói chuyện và trấn an tâm lý của trẻ.
- Tìm các chuyên gia tư vấn, giúp đỡ và hướng dẫn khi cần thiết.
3.3- Cộng đồng xã hội
- Tổ chức truyền thông về bảo vệ trẻ em, nhất là các nội dung kiến thức về phòng chống xâm hại trẻ em đến tận gia đình, trường học tại địa bàn dân cư.
- Mọi người cần quan tâm, hỗ trợ nhau trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Chú ý phát hiện ngay những nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ em và báo cho những người có trách nhiệm.
3.4- Trong trường học
- Cần có nhiều hoạt động sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ; tuyên truyền giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với từng lứa tuổi học sinh; tăng cường tư vấn nhóm chuyên đề về pháp luật, về tâm sinh lý cho từng giới tính, từng nhóm học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt…
- Xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động tổ tư vấn học đường, tạo thành địa chỉ tin cậy, điểm tựa tinh thần cần thiết giúp các em giải quyết vấn đề khó khăn đang gặp phải.
Phần III. THÔNG TIN PHÁP LUẬT
Trích dẫn một số khái niệm của LUẬT TRẺ EM số 102/2016/QH13
được kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 05/4/2016. Có 07 Chương 106 Điều (tăng 46 điều). Có hiệu lực từ ngày 01/6/2017
------
- Quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi” nghĩa là không giới hạn trẻ em là công dân Việt Nam, mà đối tượng áp dụng của Luật còn bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại việt Nam.
- Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
à Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
1. Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
2. Không phân biệt đối xử với trẻ em.
3. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
4. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
5. Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương.
à Bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ:
1. Cấp độ phòng ngừa: gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
- Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
- Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn; Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.
2. Cấp độ hỗ trợ: gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:
- Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
- Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
- Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.
3. Cấp độ can thiệp: gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp can thiệp bao gồm:
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
- Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
- Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc quy định của Luật;
- Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
- Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em;
- Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em;
- Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Trích dẫn quy định các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo
NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2017/NĐ-CP NGÀY 09/5/2017 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRẺ EM
(có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 thay thế Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011)
--------
1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc.
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội.
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích.
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi.
2. Trẻ em bị bỏ rơi:
- Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế.
- Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế.
3. Trẻ em không nơi nương tựa:
- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.
- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.
- Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
- Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em.
- Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
- Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
- Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.
4. Trẻ em khuyết tật:
- Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
- Trẻ em khuyết tật nặng.
- Trẻ em khuyết tật nhẹ.
5. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS:
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS theo quy định pháp luật.
6. Trẻ em vi phạm pháp luật:
- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.
- Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú ổn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội.
- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo.
- Trẻ em chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
7. Trẻ em nghiện ma túy:
- Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện.
- Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng.
8. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phố cập giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc.
- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc người chăm sóc.
9. Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực:
Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em.
10. Trẻ em bị bóc lột
- Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.
11. Trẻ em bị xâm hại tình dục:
- Trẻ em bị hiếp dâm.
- Trẻ em bị cưỡng dâm.
- Trẻ em bị giao cấu.
- Trẻ em bị dâm ô.
- Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
12. Trẻ em bị mua bán:
- Trẻ em bị mua bán trở về sống với cha, mẹ.
- Trẻ em bị mua bán trở về được nhận chăm sóc thay thế.
13. Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo:
- Trẻ em thuộc hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
14. Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc:
- Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
- Trẻ em có quốc tịch nước ngoài di cư, lánh nạn, tị nạn không có người chăm sóc.
- Trẻ em chưa xác định được quốc tịch, chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nạn, tị nạn vào Việt Nam.
Có 09 nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
(Luật không có quy định nhóm này, đây là khái niệm theo phần mềm quản lý trẻ em của Cục BVCSTE đang áp dụng để điều tra)
1. Trẻ em bị tai nạn thương tích
2. Trẻ em bỏ học
3. Trẻ em trong gia đình nghèo
4. Trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội
5. Trẻ em mồ côi do cha hoặc mẹ chết vì HIV/AIDS
6. Trẻ em sống trong gia đình có cha/mẹ, người chăm sóc nhiễm HIV/AIDS
7. Trẻ sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội
8. Trẻ em sống trong gia đình có cha/mẹ hoặc người chăm sóc vi phạm pháp luật
9. Trẻ em sống trong gia đình có cha, mẹ đi làm ăn xa (liên tục từ 6 tháng trở lên)